Nếu bạn muốn hiểu ý nghĩa của sự chính trực trong kinh doanh, hãy thử cân nhắc kịch bản sau đây.
Ngay trước đợt khai trương sản phẩm lớn, trưởng phòng IT nói với bạn rằng có một sự vi phạm nhỏ về các hệ thống lưu trữ dữ liệu khách hàng. Công bố sự cố này sẽ phá nát buổi khai trương và khiến khách hàng cũng như nhà đầu tư bỏ chạy. Bên cạnh đó, bạn khá chắc rằng không có dữ liệu nhạy cảm nào thực sự lọt vào tay của các hacker. Vì vậy chuyện giữ im lặng về việc này cũng OK thôi, ít ra là ở hiện tại chứ?
Nếu bạn cư xử với sự chính trực, người ta sẽ tin bạn. (Nguồn hình ảnh: Envato Elements)
Cũng hấp dẫn như chuyện cố che giấu các tin tức tồi tệ, cư xử với sự chính trực nghĩa là trung thực về những gì đã xảy ra và đối mặt với hậu quả. Mọi người tin tưởng giao dữ liệu cá nhân của họ cho bạn, cuối cùng thì, bạn phải chịu trách nhiệm nói cho họ biết kể cả khi chỉ có một tỉ lệ nhỏ rằng thông tin của họ đã bị đánh cắp.
Trong ví dụ này, điều đúng đắn cần làm khá rõ ràng, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Cho dù bạn đang điều hành doanh nghiệp hay làm việc với ai đó khác, bạn thường sẽ gặp những tình huống rất khó để cư xử chính trực hoặc thậm chí bạn không chắc lắm nên cư xử thế nào cho đúng.
Vì vậy, trong hướng dẫn này, chúng ta sẽ cố làm rõ hơn vấn đề bằng cách phân tích ý nghĩa của sự chính trực một cách chi tiết, đi kèm những ví dụ về sự chính trực (và thiếu chính trực) trong thực tế. Bạn cũng sẽ hiểu 7 lý do vì sao sự chính trực lại quan trọng trong việc kinh doanh, và học được vài mẹo nhỏ về cách thức cư xử với sự chính trực trong những tình huống kinh doanh khó khăn.
Sự chính trực trong kinh doanh là gì?
Hãy bắt đầu với một định nghĩa về sự chính trực, đặc biệt khi nó được áp dụng trong thế giới kinh doanh.
Tử điển Oxford định nghĩa chính trực là:
“Phẩm chất của việc trung thực và có kỷ luật đạo đức mạnh mẽ.”
Điều quan trọng cần nhớ là những nguyên tắc đạo đức này không được xác định, và khác nhau với từng người. Như chúng ta đã thấy trong loạt bài gần đây về sự lãnh đạo đạo đức, người ta có thể có những hệ thống giá trị và niềm tin khác nhau.
Chìa khóa cho việc cư xử chính trực là hiểu rõ giá trị cá nhân của mình và sau đó thành thật với những giá trị đó. Nó dẫn đến sự trung thực, đó là lý do vì sao điều đúng đắn nên làm trong ví dụ trên là nói sự thật về việc rò rỉ dữ liệu, hơn là cố gắng che giấu nó.
Trong ví dụ đó, cư xử thiếu chính trực sẽ dẫn đến một kết quả ngắn hạn tốt hơn, nhưng tạo ra nhiều vần đề dài hạn hơn. Sự đánh đổi đó là bối cảnh thường thấy về sự chính trực trong kinh doanh, và chúng ta sẽ nói về nó sau trong bài hướng dẫn này.
Cũng nên ghi nhớ, rằng ý nghĩa thứ 2 của “chính trực” theo từ điển là “trạng thái toàn vẹn và không bị chia cắt,” như trong “toàn vẹn lãnh thổ.” Ý tưởng về sự toàn vẹn đó, từ gốc rễ Latin của từ “số nguyên”, đã cho chúng ta các từ như “tích hợp” và “toàn thể,” cũng rất quan trọng.
Khi bạn cư xử một cách chính trực, bạn sẽ là cùng một con người trong mọi tình huống, cho dù bạn đang nói chuyện với sếp hay với người nhân viên vệ sinh. Bạn không mang bộ mặt khác nhau hay nói những câu chuyện khác nhau với những con người khác nhau. Bạn là một thể thống nhất.
Mặc dù cư xử chính trực đôi khi rất khó khăn và có thể dẫn đến những hậu quả ngắn hạn, nó có vài ích lợi rất quan trọng, chúng ta sẽ tìm hiểu trong phần tiếp theo.
7 lý do vì sao sự chính trực quan trọng trong kinh doanh
Theo diễn giả và tác giả tạo động lực Brian Tracy:
“Bất kỳ khi nào tôi tổ chức một phiên kế hoạch chiến lược, giá trị đầu tiên mà mọi giám đốc điều hành đều đồng ý, đó là sự chính trực. Các lãnh đạo biết rằng sự trung thực và chính trực là nền tảng của khả năng lãnh đạo. Các lãnh đạo đứng lên vì chính điều mà họ tin tưởng.”
Điều này được chứng minh bởi một nghiên cứu từ Robert Half Management Resources, cho thấy rằng cả nhân viên và CFO đều xem chính trực là đặc tính quan trọng nhất của các nhà lãnh đạo tập đoàn (nó được chọn bởi 75% nhân viên và 46% CFO).
Nhưng chính xác thì tại sao chính trực lại quan trọng trong việc kinh doanh? Đây là 7 lý do.
1. Một uy tín mạnh mẽ hơn
Trong thế giới kinh doanh, uy tín là tất cả. Nhà cung cấp cần tin rằng bạn sẽ trả tiền cho hàng hóa họ đã giao. Nhà đầu tư cần tin rằng bạn sẽ dùng tiền của họ theo cách tốt nhất và giao nó cho những doanh nghiệp có lợi nhuận và vững bền. Với nhân viên, khách hàng, đối tác công ty và mọi người khác mà bạn liên hệ, niềm tin là thứ mấu chốt.
Nếu bạn cư xử chính trực, người ta sẽ tin bạn, và lời nói sẽ lan truyền nhanh hơn bất kỳ chiến lược quảng cáo nào bạn có thể tìm thấy. Cũng tương tự, sự thiếu chính trực sẽ bào mòn uy tín của bạn.
Vì vậy cư xử chính trực sẽ cho phép bạn hưởng lợi từ những mối quan hệ tốt hơn với những người bạn cần liên hệ.
2. Sự bằng lòng của nhân viên
Hầu hết mọi người đều muốn làm việc tốt, và họ sẽ hạnh phúc hơn khi làm việc cho một người chính trực, so với một người yêu cầu họ chối bỏ nguyên tắc của riêng mình.
Một nghiên cứu bởi David J. Prottas tại trường đại học Adelphi cho thấy rằng nhận thức của nhân viên về sự chính trực trong hành vi của quản lý là “tỉ lệ thuận với sự thỏa mãn, năng nổ trong công việc, sự thỏa mãn về cuộc sống và sức khỏe.”
Vì vậy nếu bạn muốn những nhân viên hạnh phúc hơn, khỏe mạnh hơn và làm việc năng nổ hơn, cư xử chính trực là một cách bị đánh giá thấp, nhưng rất mạnh mẽ để đạt được điều đó.
3. Chất lượng
Cư xử chính trực cũng thường giúp sản xuất ra sản phẩm hoặc dịch vụ tốt hơn cho khách hàng. Ví dụ, nếu các kiểm nghiệm cho thấy một điểm yếu nghiêm trọng trong sản phẩm hàng đầu của bạn, khi chúng đang bán đắt như tôm tươi. Bạn có thể bị hấp dẫn trong việc cứ tiếp tục bán chúng, nhưng điều đó có nghĩa là bạn đang lừa phỉnh khách hàng qua việc cung cấp một sản phẩm lỗi.
Một lãnh đạo chính trực sẽ giải thích tình huống, sửa chữa vấn đề, và chỉ giao sản phẩm khi nó đã đạt mức chất lượng chấp nhận được. Đây chỉ là một ví dụ, nhưng nhìn chung, cư xử chính trực thường dẫn đến chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt hơn, vì bạn đang sống đúng với các nguyên tắc và giá trị của mình, và rất ít người đặt niềm tin vào các sản phẩm kém chất lượng.
4. Triển vọng dài hạn
Như chúng ta đã thấy, có một kiểu phát triển bối cảnh, trong đó thường xuyên xuất hiện sự đánh đổi giữa chiến thắng tạm thời và thành công dài hạn, và cư xử chính trực thường mang lại triển vọng dài hạn.
Cho dù bạn đang làm việc trong ngành nghề nào, bạn sẽ thường xuyên đối mặt với cơ hội đi đường tắt/ hoặc tránh được các rắc rối bằng cách cư xử thiếu chính trực. Mặt khác, làm điều đúng đắn có thể dẫn đến nhiều rắc rối hơn lúc đầu, nhưng thường sẽ được tưởng thưởng vào lúc cuối. Chúng ta đã thấy nhiều ví dụ như thế rồi.
Kinh doanh là một nỗ lực lâu dài, và các công ty thành công thường là những công ty có triển vọng và tầm nhìn dài hạn mạnh mẽ. Vì vậy cư xử chính trực có thể giúp bạn tập trung tiến tới kết quả tốt nhất trong vòng 5 năm tới thay vì 5 phút tới.
5. Tập trung rõ ràng hơn
Như Sir Walter Scott đã viết năm 1808:
“Ôi, chúng ta đã dệt nên một tấm lưới rắc rối biết chừng nào
Khi chúng ta lừa dối lần đầu tiên!”
Nói dối và lừa đảo có thể tiêu tốn rất nhiều năng lượng và thời gian của bạn. Bạn mang nhiều khuôn mặt trước nhiều người khác nhau, và bạn phải ghi nhớ câu chuyện nào mình đã kể và làm thế nào để giữ chúng đồng nhất, và rồi bạn lại phải nói dối nhiều hơn, sản xuất ra nhiều bằng chứng giả hơn để chứng minh cho lời nói dối ban đầu của mình, và cứ thế.
Mặt khác, cư xử với sự chính trực sẽ giúp bạn giải phóng toàn bộ nguồn năng lượng đó, và giúp bạn tập trung vào những điều quan trọng thay vì phí thời gian che dấu tung tích của mình.
6. Văn hóa công ty tốt hơn
Nếu bạn mạnh dạn làm gương và cư xử chính trực, điều đó sẽ lan rộng ra khắp công ty. Chúng ta đã thấy rằng sự chính trực là tốt đối với sự thỏa mãn của nhân viên, nhưng hãy nghĩ về chất lượng làm việc của nhân viên nữa nhé.
Nếu bạn có một văn hóa chính trực trong công ty của mình, nhân viên của bạn sẽ ra quyết định tốt hơn, với lợi ích dài hạn của khách hàng và công ty luôn trong tâm trí. Họ sẽ có thể tin tưởng lẫn nhau, mang lại lợi ích lớn cho sự cộng tác và làm việc nhóm, giúp giảm thiểu các tranh chấp tốn kém.
7. Doanh số tốt hơn
Các quan ngại đạo đức là điều quan trọng cho nhiều khách hàng ngày nay. Tại Anh, thị trường Mua sắm Đạo đức được định giá 38 tỉ bảng Anh vào năm 2015, tăng 8.5% so với năm trước đó, và đây là năm tăng trưởng thứ 13 liên tiếp trong các chi tiêu về đạo đức.
Nguồn: Ethical Comsumer
Nó cũng là một hiện tượng toàn cầu nữa – theo một khảo sát năm 2012, 70% người tiêu dùng tại Brazil, Ấn Độ và Trung Quốc đồng ý với tuyên bố: “Tôi thường động viên người khác mua hàng từ những công ty có trách nhiệm về môi trường và xã hội.”
Nhiều công ty đã cố bấu vào thị trường này với những quảng cáo bóng bẩy và các danh hiệu “tẩy xanh” tự phong. Một cách hiệu quả hơn là đưa các hành vi đạo đức vào công ty mình, thực sự cư xử một cách chính trực và lan truyền văn hóa đó xuyên suốt doanh nghiệp. Làm được điều đó, bạn sẽ hấp dẫn khách hàng mới, và chính những khách hàng mới này sẽ lan truyền danh tiếng đến những người có cùng suy nghĩ.
Làm thế nào để cư xử chính trực trong kinh doanh
Giờ khi chúng ta đã thấy vì sao sự chính trực lại quan trọng, hãy tìm hiểu xem làm thế nào để đưa nó vào thực hành ở cấp độ cá nhân, trong đội nhóm, và trong cả công ty. Đây là 6 kỹ thuật bạn có thể dùng để đảm bảo rằng bạn là một cá nhân chính trực:
1. Xác định các nguyên tắc đạo đức của bạn
Như chúng ta đã thấy từ đầu, chính trực là việc sống chân thật với các nguyên tắc đạo đức của mình. Nhưng nhiều người trong chúng ta không nghĩ về các nguyên tắc này thường xuyên, hoặc không xác định chúng quá rõ ràng. Vì vậy bước đầu tiên là phải làm điều đó. Điều gì là quan trọng với bạn? Nguyên tắc nào bạn lựa chọn để sống? Chính trực mang ý nghĩa thế nào với bạn?
2. Nhìn lại một cách trung thực
Ok, vậy hiện tại bạn đang sống thế nào? Bạn có đang sống cùng những nguyên tắc đó không?
Nếu không, đừng quá khó khăn với bản thân. Thay vào đó, hãy cố gắng xác định các hình mẫu. Bạn có xu hướng bị ảnh hưởng bởi những người có cá tính mạnh hơn không? Có bị hấp dẫn bởi cơ hội kiếm tiền dễ dàng? Có dễ bị áp lực từ sếp không? Hãy làm một thống kê không phán xét về mức chính trực hoặc thiếu chính trực của bản thân trong việc kinh doanh. Hãy cân nhắc việc hỏi han đồng nghiệp nếu bạn cần một góc nhìn khách quan hơn.
Chúng ta đang nhìn vào một vài chiến lược chung để cư xử chính trực ở đây, nhưng bảng tự thống kê đó có thể giúp bạn đưa ra một kế hoạch hành đồng cá nhân dựa trên các tình huống cụ thể mà bạn biết mình còn có thể làm tốt hơn.
3. Cư xử với mọi người như nhau
Trong kinh doanh, quá nhiều người cư xử với người khác như công cụ cho lợi ích của riêng họ. Họ trải thảm đỏ đón chào những khách hàng lớn trong khi gào thét vào mặt những người có hầu bao nhỏ. Họ xun xoe với sếp trong khi cư xử xảo quyệt với nhân viên thực tập.
Nhưng hãy nhớ rằng chính trực là nói về sự toàn vẹn, trung thực, và là một con người duy nhất trong mọi tình huống. Nếu ai đó làm việc trong công ty của bạn, họ đã có một đóng góp quan trọng rồi, và xứng đáng với sự tôn trọng, bất chấp mức lương họ được trả. Một khách hàng xứng đáng được đối xử tốt, cho dù họ chưa đủ tiền để chi trả cho những món hàng cao cấp ngay lúc này.
Mọi người sẽ nhớ cách bạn đối xử với họ, và họ sẽ chú ý cách bạn đối xử với những người khác.
4. Tưởng thưởng sự trung thực
Cư xử chính trực không có nghĩa là chỉ trung thực với bản thân, nhưng là cổ vũ những người khác nữa hãy trung thực với bạn. Bằng cách đó, một văn hóa chính trực có thể lan truyền trong khắp tổ chức, với những ích lợi mà chúng ta đã thảo luận ở trên.
Nhưng nếu bạn là một quản lý, bạn cần nhớ rằng bạn có quyền lực lớn trên những con người trong tổ chức của bạn – quyền lực để hỗ trợ hay phá hủy sự nghiệp và thói quen sinh hoạt của họ. Loại quyền lực đó có thể sẽ ngăn trở mọi người bày tỏ một cách trung thực với bạn. Trên tất cả, một vài quản lý vô ý thức ngăn trở sự trung thực. Họ có thể đã quá tập trung vào vẻ ngoài của đội nhóm đến mức họ đe dọa hoặc ngăn cản những người mang đến tin xấu.
Vì vậy nếu bạn muốn người ta trung thực và cư xử chính trực, bạn cần tưởng thưởng cho các hành vi đó một các công khai và liên tục, cho đến khi thông điệp đó thấm sâu vào nhân viên của bạn, rằng chuyện trung thực với bạn thực sự rất an toàn.
5. Thừa nhận những sai lầm
Trong kinh doanh, kết quả là quan trọng, và mọi người, mọi công ty thường được đánh giá trên những gì họ mang lại. Có thể có một áp lực rất lớn trong việc che dấu hoặc tối thiểu hóa các sai lầm, và tô điểm để kết quả trông đẹp hơn sự thực.
Nhưng nếu bạn muốn cư xử chính trực, bạn cần chống lại áp lực đó. Đừng sợ hãi phải thừa nhận sai lầm hoặc một mục tiêu không đạt được. Hãy giải thích chúng rõ ràng và trung thực, và hầu hết mọi người không phán xét bạn nặng nề như bạn nghĩ đâu – thực ra, họ thường sẽ nghĩ tốt hơn về bạn.
6. Tìm điểm cân bằng đúng
Bạn có nhớ bộ phim Liar, Liar? Nhân vật của Jim Carrey, một kẻ nói dối như một thói quen, bất chợt thấy mình bị buộc phải nói thật trong mọi tình huống. Hắn ta tuôn ra hàng loạt sự thật đau lòng và đáng xấu hổ xúc phạm và gây căm tức cho mọi người chung quanh hắn.
Mặc dù nó chỉ là bộ phim hài Hollywood, có một bài học kinh doanh quan trọng ở đây. Cư xử chính trực đòi hỏi bạn phải trung thực, nhưng nó không yêu cầu bạn phải nói ra mọi ý nghĩ hay quan điểm cá nhân, đặc biệt khi việc đó có thể tổn thương những người khác.
Cách thức bạn nói ra sự thật cũng rất quan trọng. Khi đưa ra các phản hồi khó khăn tới nhân viên, hãy nhạy cảm trước các thức mà người đó tiếp nhận sự thật ấy, và cố gắng cân bằng giữa sự chỉ trích và sự công nhận các thành tựu của cá nhân đó.
Kết luận
Trong hướng dẫn này, bạn đã tìm hiểu về ý nghĩa của sự chính trực và lý do vì sao nó quan trọng. Bạn đã thấy một vài ví dụ về sự chính trực và thiếu chính trực trong việc đưa ra các quyết định kinh doanh, và bạn đã học cách cư xử với sự chính trực về đạo đức trong đời sống kinh doanh của mình, đồng thời khuyến khích nó với nhân viên và đồng nghiệp của bạn.
Tiếp theo thì sao? Tại sao không thử một vài kiến nghị trong phần cuối, và đưa nó vào thực hành ngay hôm nay? Hãy cho chúng tôi biết mọi chuyện diễn ra thế nào bằng cách để lại bình luận bên dưới nhé.